Tin tức

Ngành logistics phát triển bứt phá vượt qua khó khăn, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

Cùng tham dự Hội thảo còn có đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, các tập đoàn; tổng công ty, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics, thương mại điện tử, các tổ chức, các quỹ đầu tư, các ngân hàng, sàn giao dịch, đối tác giao hàng và đối tác sử dụng; các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về logistics và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá cao việc Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã phối hợp với Báo Công Thương để tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics”. Chủ đề của Hội thảo mặc dù không mới, nhưng là yếu tố then chốt, là vấn đề tiên quyết cần giải quyết nếu muốn ngành logistics có thể phát triển bứt phá, đạt được vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang thích ứng, vượt qua khó khăn, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) với những cam kết ở mức độ rất cao của các bên tham gia trong tất cả các lĩnh vực. Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Kết quả tích cực nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics. Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế, rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics. Chính phủ Việt Nam đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng của ngành. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.

Thứ trưởng hy vọng rằng, thông qua buổi Hội thảo, các đơn vị sẽ tìm ra các giải pháp nhằm: Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước; Thảo luận xu hướng phát triển của ngành, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội với ngành dịch vụ logistics trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch; Hỗ trợ giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế; Chia sẻ của Doanh nghiệp lớn về thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ logistics để các doanh nghiệp khởi nghiệp logistics học tập kinh nghiệm; Tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp logistics giao lưu, tiếp cận với đại diện các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước, qua đó có những điều chỉnh kịp thời về năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

Ngành logistics phát triển bứt phá vượt qua khó khăn, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

  • 19 Thg5

Cùng tham dự Hội thảo còn có đại diện các tổ chức kinh tế, thương mại, các tập đoàn; tổng công ty, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics, thương mại điện tử, các tổ chức, các quỹ đầu tư, các ngân hàng, sàn giao dịch, đối tác giao hàng và đối tác sử dụng; các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về logistics và các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá cao việc Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã phối hợp với Báo Công Thương để tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics”. Chủ đề của Hội thảo mặc dù không mới, nhưng là yếu tố then chốt, là vấn đề tiên quyết cần giải quyết nếu muốn ngành logistics có thể phát triển bứt phá, đạt được vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang thích ứng, vượt qua khó khăn, phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) với những cam kết ở mức độ rất cao của các bên tham gia trong tất cả các lĩnh vực. Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Kết quả tích cực nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics. Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế, rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics. Chính phủ Việt Nam đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng của ngành. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.

Thứ trưởng hy vọng rằng, thông qua buổi Hội thảo, các đơn vị sẽ tìm ra các giải pháp nhằm: Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước; Thảo luận xu hướng phát triển của ngành, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội với ngành dịch vụ logistics trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch; Hỗ trợ giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế; Chia sẻ của Doanh nghiệp lớn về thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ logistics để các doanh nghiệp khởi nghiệp logistics học tập kinh nghiệm; Tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp logistics giao lưu, tiếp cận với đại diện các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước, qua đó có những điều chỉnh kịp thời về năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước

Xem thêm tin tức

C%C3%A1c%20gi%E1%BA%A5y%20t%E1%BB%9D%20c%E1%BA%A7n%20thi%E1%BA%BFt%20khi%20v%E1%BA%ADn%20chuy%E1%BB%83n%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a
Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa
Nếu bạn chưa biết hoặc chỉ mới lần đầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc vận chuyển hàng hóa nội địa thì bạn nên đọc kĩ bài này nhé. Có thể nó sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi vận tải hàng hóa Bắc Nam hoặc đi xa.