Tin tức

'Blockchain và IoT giúp logistics tiết kiệm chi phí lao động và bảo vệ dữ liệu'

Blockchain và IoT có thể ứng dụng để quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, mang lại lợi ích kinh tế cho ngành logistic.

Nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Công nghệ IOT và Ứng dụng cho kho thông minh", ngày 10/8. Các diễn giả cho rằng, sự phát triển nhanh về công nghệ và giải pháp nhà kho thông minh (smart warehouse) đang trở thành xu hướng trong thiết kế xây dựng nhà kho hiện đại, kết hợp với công nghệ blockchain và internet vạn vật (IoT).

Ông Trần Dinh - Trưởng ban Ứng dụng Fintech của Hiệp hội Blockchain Việt Nam chia sẻ góc nhìn về việc ứng dụng công nghệ blockchain vào logistics nhằm tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, an ninh và bảo mật trong chuỗi cung ứng. Ông Dinh chỉ ra, mảng blockchain trong thị trường logistics toàn cầu được định giá 3,3 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 1.620 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 62,4% trong quãng thời gian từ năm 2021 - 2028, theo số liệu do Vertified Market Research cung cấp.

Logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD mỗi năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng, đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD trong năm 2022.

Trên thế giới, IBM là một trong những công ty đầu tư mạnh mẽ vào việc ứng dụng blockchain. Trong giai đoạn Covid-19, IBM đã ứng dụng blockchain trong truy xuất vaccine. Từ tháng 8/2018, tập đoàn này khởi động dự án TradeLens hợp tác cùng Maersk với mục tiêu tạo ra nền tảng dựa trên công nghệ blockchain để cải thiện tính minh bạch, hiệu quả và an toàn trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Walmart là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới và cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng từ rất sớm. Walmart hợp tác với IBM để phát triển nền tảng Food Trust theo dõi nguồn gốc và lịch trình của các sản phẩm thực phẩm trong chuỗi cung ứng, giúp cải thiện an toàn thực phẩm.

Bên cạnh trường hợp ứng dụng blockchain của những tập đoàn hàng đầu thế giới, ông Trần Dinh khẳng định những doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ này để tiết kiệm chi phí, rút ngắn quy trình, thậm chí tăng doanh số. Ông dẫn câu chuyện của chuỗi nhà hàng Toks với hơn 200 chi nhánh ở Mexico. Công ty này đang sử dụng nền tảng blockchain của Simba nhằm quản lý chuỗi cung ứng hạt cà phê từ nông trại đến nhà hàng, loại bỏ các bên trung gian và giúp doanh thu người trồng cà phê tăng 700%.

"Lợi ích blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tối ưu chi phí trong chuyển tiền quốc tế, tăng cường minh bạch, truy xuất nguồn gốc, giảm bớt thủ tục hải quan quốc tế rườm rà, mua hàng quốc tế nhanh hơn, thi hành điều khoản hợp đồng tự động thông qua smart contract", ông Dinh khẳng định.

Ông cũng nhấn mạnh các rủi ro và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng, như rò rỉ dữ liệu từ điểm lỗi duy nhất, nguy cơ bị tấn công do khai thác lỗ hổng bên thứ ba và khả năng không kiểm soát được hàng nhái, hàng giả. Cùng với việc chuyển đổi số chuỗi cung ứng, sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ tấn công mạng. Chẳng hạn, vụ hack đường ống dẫn dầu Colonial gây chấn động nước Mỹ vào năm 2021. Nhóm tin tặc đánh cắp 100 GB dữ liệu và khiến việc vận chuyển xăng dầu khu vực bờ Đông nước Mỹ bị gián đoạn. Công ty Colonial Pipeline chấp nhận trả gần 5 triệu USD tiền chuộc để lấy lại quyền kiểm soát hệ thống.

Để đối mặt với những thách thức về tấn công dữ liệu, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang triển khai dự án ChainTracer, chuyên cung cấp giải pháp theo dõi dữ liệu blockchain on-chain và off-chain, phát hiện những dấu hiệu gian lận trong tài sản kỹ thuật số. Dự án được kỳ vọng trở thành cầu nối cho người dùng tài sản truyền thống khi chuyển sang sở hữu tài sản số. Mục tiêu là xây dựng nguồn dữ liệu mở cho cộng đồng và các cơ quan chức năng tra cứu miễn phí, hỗ trợ công tác điều tra, xác minh, từ đó đóng góp vào việc quản lý, tuân thủ AML quốc tế.

Trong phiên thảo luận "IoT và blockchain được ứng dụng trong ngành cung ứng như thế nào?", các chuyên gia về giải pháp IoT, blockchain và kho thông minh đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics.

Hội thảo và phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2023. Sự kiện nhằm đẩy mạnh, xúc tiến, kiết nối các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. "Việt Nam lần đầu tiên có một triển lãm quốc tế logistics với quy mô lớn là một một dấu ấn đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành dịch vụ logistics Việt Nam", Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/blockchain-va-iot-giup-logistics-tiet-kiem-chi-phi-lao-dong-va-bao-ve-du-lieu-4641904.html

'Blockchain và IoT giúp logistics tiết kiệm chi phí lao động và bảo vệ dữ liệu'

  • 11 Thg9

Blockchain và IoT có thể ứng dụng để quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, mang lại lợi ích kinh tế cho ngành logistic.

Nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Công nghệ IOT và Ứng dụng cho kho thông minh", ngày 10/8. Các diễn giả cho rằng, sự phát triển nhanh về công nghệ và giải pháp nhà kho thông minh (smart warehouse) đang trở thành xu hướng trong thiết kế xây dựng nhà kho hiện đại, kết hợp với công nghệ blockchain và internet vạn vật (IoT).

Ông Trần Dinh - Trưởng ban Ứng dụng Fintech của Hiệp hội Blockchain Việt Nam chia sẻ góc nhìn về việc ứng dụng công nghệ blockchain vào logistics nhằm tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, an ninh và bảo mật trong chuỗi cung ứng. Ông Dinh chỉ ra, mảng blockchain trong thị trường logistics toàn cầu được định giá 3,3 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 1.620 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 62,4% trong quãng thời gian từ năm 2021 - 2028, theo số liệu do Vertified Market Research cung cấp.

Logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD mỗi năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng, đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD trong năm 2022.

Trên thế giới, IBM là một trong những công ty đầu tư mạnh mẽ vào việc ứng dụng blockchain. Trong giai đoạn Covid-19, IBM đã ứng dụng blockchain trong truy xuất vaccine. Từ tháng 8/2018, tập đoàn này khởi động dự án TradeLens hợp tác cùng Maersk với mục tiêu tạo ra nền tảng dựa trên công nghệ blockchain để cải thiện tính minh bạch, hiệu quả và an toàn trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Walmart là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới và cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng từ rất sớm. Walmart hợp tác với IBM để phát triển nền tảng Food Trust theo dõi nguồn gốc và lịch trình của các sản phẩm thực phẩm trong chuỗi cung ứng, giúp cải thiện an toàn thực phẩm.

Bên cạnh trường hợp ứng dụng blockchain của những tập đoàn hàng đầu thế giới, ông Trần Dinh khẳng định những doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ này để tiết kiệm chi phí, rút ngắn quy trình, thậm chí tăng doanh số. Ông dẫn câu chuyện của chuỗi nhà hàng Toks với hơn 200 chi nhánh ở Mexico. Công ty này đang sử dụng nền tảng blockchain của Simba nhằm quản lý chuỗi cung ứng hạt cà phê từ nông trại đến nhà hàng, loại bỏ các bên trung gian và giúp doanh thu người trồng cà phê tăng 700%.

"Lợi ích blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tối ưu chi phí trong chuyển tiền quốc tế, tăng cường minh bạch, truy xuất nguồn gốc, giảm bớt thủ tục hải quan quốc tế rườm rà, mua hàng quốc tế nhanh hơn, thi hành điều khoản hợp đồng tự động thông qua smart contract", ông Dinh khẳng định.

Ông cũng nhấn mạnh các rủi ro và thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng, như rò rỉ dữ liệu từ điểm lỗi duy nhất, nguy cơ bị tấn công do khai thác lỗ hổng bên thứ ba và khả năng không kiểm soát được hàng nhái, hàng giả. Cùng với việc chuyển đổi số chuỗi cung ứng, sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ tấn công mạng. Chẳng hạn, vụ hack đường ống dẫn dầu Colonial gây chấn động nước Mỹ vào năm 2021. Nhóm tin tặc đánh cắp 100 GB dữ liệu và khiến việc vận chuyển xăng dầu khu vực bờ Đông nước Mỹ bị gián đoạn. Công ty Colonial Pipeline chấp nhận trả gần 5 triệu USD tiền chuộc để lấy lại quyền kiểm soát hệ thống.

Để đối mặt với những thách thức về tấn công dữ liệu, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang triển khai dự án ChainTracer, chuyên cung cấp giải pháp theo dõi dữ liệu blockchain on-chain và off-chain, phát hiện những dấu hiệu gian lận trong tài sản kỹ thuật số. Dự án được kỳ vọng trở thành cầu nối cho người dùng tài sản truyền thống khi chuyển sang sở hữu tài sản số. Mục tiêu là xây dựng nguồn dữ liệu mở cho cộng đồng và các cơ quan chức năng tra cứu miễn phí, hỗ trợ công tác điều tra, xác minh, từ đó đóng góp vào việc quản lý, tuân thủ AML quốc tế.

Trong phiên thảo luận "IoT và blockchain được ứng dụng trong ngành cung ứng như thế nào?", các chuyên gia về giải pháp IoT, blockchain và kho thông minh đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics.

Hội thảo và phiên thảo luận diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2023. Sự kiện nhằm đẩy mạnh, xúc tiến, kiết nối các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. "Việt Nam lần đầu tiên có một triển lãm quốc tế logistics với quy mô lớn là một một dấu ấn đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành dịch vụ logistics Việt Nam", Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nói.

Nguồn: https://vnexpress.net/blockchain-va-iot-giup-logistics-tiet-kiem-chi-phi-lao-dong-va-bao-ve-du-lieu-4641904.html

Xem thêm tin tức

C%C3%A1c%20gi%E1%BA%A5y%20t%E1%BB%9D%20c%E1%BA%A7n%20thi%E1%BA%BFt%20khi%20v%E1%BA%ADn%20chuy%E1%BB%83n%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a
Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa
Nếu bạn chưa biết hoặc chỉ mới lần đầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc vận chuyển hàng hóa nội địa thì bạn nên đọc kĩ bài này nhé. Có thể nó sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi vận tải hàng hóa Bắc Nam hoặc đi xa.