Tin tức

Giao thông kết nối sẽ giúp logistics cất cánh

Vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. Do đó, ở khu vực này tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp (DN) trong nước, nước ngoài. Theo đó, vùng ĐNB tập trung khoảng 45% khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Vì vậy, ĐNB cũng là nơi có ngành Logistics phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, xuất khẩu của các DN trên địa bàn.

Cầu An Phước kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với cảng Cái Mép - Thị Vải
Cầu An Phước kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với cảng Cái Mép - Thị Vải
 

Hiện ĐNB có 14,8 ngàn DN hoạt động trên lĩnh vực logistics, chiếm gần một nửa số DN logistics của Việt Nam. Các DN logistics của vùng đã đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác các tiềm năng và phát triển dịch vụ, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục được. Những khó khăn, vướng mắc trên có nguyên nhân chính từ việc đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và hệ thống cảng chưa theo kịp nhu cầu phát triển của vùng. Các dự án về giao thông kết nối vùng còn triển khai chậm đã gây hạn chế trong kết nối giao thông để vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy sang các vùng lân cận hoặc cảng biển đưa đi tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Tại nhiều tuyến đường kết nối với khu công nghiệp đến các cảng của vùng ĐNB, nhất là địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng. 

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu các dự án hạ tầng giao thông ở ĐNB như: Sân bay Long Thành, Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Cầu Cát Lái, Cảng Phước An… được đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác sẽ giúp cho logistics của vùng “tăng tốc” phát triển. Dịch vụ logistics phát triển sẽ giúp DN rút ngắn thời gian, chi phí về vận chuyển hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, dịch vụ logistics phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước hàng tỷ USD mỗi năm. Đơn cử như tại Đồng Nai, dự kiến khi cảng Phước An hoàn thành kết nối giao thông đi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sân bay Long Thành tốt có thể tăng nguồn thu cho tỉnh hơn 400 triệu USD/năm.

Vì thế, mới đây Chính phủ đã thành lập Hội đồng Điều phối vùng ĐNB do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch hội đồng để kịp thời chỉ đạo triển khai các dự án quan trọng, đặc biệt là giao thông để kết nối vùng, tạo đột phá trong phát triển logistics và kinh tế của vùng ĐNB.

Nguồn:https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202309/giao-thong-ket-noi-se-giup-logistics-cat-canh-0e81b8b/

Giao thông kết nối sẽ giúp logistics cất cánh

  • 12 Thg9

Vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước. Do đó, ở khu vực này tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp (DN) trong nước, nước ngoài. Theo đó, vùng ĐNB tập trung khoảng 45% khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Vì vậy, ĐNB cũng là nơi có ngành Logistics phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, xuất khẩu của các DN trên địa bàn.

Cầu An Phước kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với cảng Cái Mép - Thị Vải
Cầu An Phước kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với cảng Cái Mép - Thị Vải
 

Hiện ĐNB có 14,8 ngàn DN hoạt động trên lĩnh vực logistics, chiếm gần một nửa số DN logistics của Việt Nam. Các DN logistics của vùng đã đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác các tiềm năng và phát triển dịch vụ, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục được. Những khó khăn, vướng mắc trên có nguyên nhân chính từ việc đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và hệ thống cảng chưa theo kịp nhu cầu phát triển của vùng. Các dự án về giao thông kết nối vùng còn triển khai chậm đã gây hạn chế trong kết nối giao thông để vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy sang các vùng lân cận hoặc cảng biển đưa đi tiêu thụ trong nước, xuất khẩu. Tại nhiều tuyến đường kết nối với khu công nghiệp đến các cảng của vùng ĐNB, nhất là địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng. 

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu các dự án hạ tầng giao thông ở ĐNB như: Sân bay Long Thành, Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Cầu Cát Lái, Cảng Phước An… được đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác sẽ giúp cho logistics của vùng “tăng tốc” phát triển. Dịch vụ logistics phát triển sẽ giúp DN rút ngắn thời gian, chi phí về vận chuyển hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, dịch vụ logistics phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước hàng tỷ USD mỗi năm. Đơn cử như tại Đồng Nai, dự kiến khi cảng Phước An hoàn thành kết nối giao thông đi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sân bay Long Thành tốt có thể tăng nguồn thu cho tỉnh hơn 400 triệu USD/năm.

Vì thế, mới đây Chính phủ đã thành lập Hội đồng Điều phối vùng ĐNB do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch hội đồng để kịp thời chỉ đạo triển khai các dự án quan trọng, đặc biệt là giao thông để kết nối vùng, tạo đột phá trong phát triển logistics và kinh tế của vùng ĐNB.

Nguồn:https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202309/giao-thong-ket-noi-se-giup-logistics-cat-canh-0e81b8b/

Xem thêm tin tức

C%C3%A1c%20gi%E1%BA%A5y%20t%E1%BB%9D%20c%E1%BA%A7n%20thi%E1%BA%BFt%20khi%20v%E1%BA%ADn%20chuy%E1%BB%83n%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a
Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa
Nếu bạn chưa biết hoặc chỉ mới lần đầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc vận chuyển hàng hóa nội địa thì bạn nên đọc kĩ bài này nhé. Có thể nó sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi vận tải hàng hóa Bắc Nam hoặc đi xa.