Tin tức

Cuộc đổ bộ của các siêu cảng tỉ USD

"Nóng" cuộc đua cảng trung chuyển quốc tế

Sau chuyến công du thành công của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến VN, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo công bố sự kiện thỏa thuận hợp tác giữa công ty điều hành cảng SSA Marine (Mỹ) với Gemadept (VN) về phát triển các cảng biển chiến lược tại khu vực miền Nam VN, bao gồm trung tâm logistics Cái Mép Hạ trị giá 6,7 tỉ USD. 

Cả hai đều thể hiện mục tiêu chung muốn đưa cảng Cái Mép Hạ (còn gọi là cảng Cái Mép - Thị Vải) trở thành trung tâm logistics lớn nhất cả nước. Siêu cảng đảm nhận khối lượng hàng container lớn nhất cả nước được xây dựng ngay cửa sông Cái Mép và sông Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Dự án ban đầu được quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 với diện tích khoảng 1.800 ha, gồm hai phân khu chính là Trung tâm logistics và Bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu. 

Cùng lúc đó, TP.HCM cũng đang quyết liệt muốn "giành" vị trí siêu cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của cả nước thông qua việc đẩy nhanh dự án "siêu cảng" Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỉ USD. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây dựng tại Cù lao Phú Lợi ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải (H.Cần Giờ), gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, và cũng gần sát cảng Cái Mép Hạ. 

Vị trí cảng được đánh giá là tốt nhất VN hiện nay, có độ sâu khoảng 14 m, đảm bảo tiếp nhận thành công tàu trọng tải đến 232.494 tấn (sức chở 24.188 TEU) giảm tải. Cảng được thiết kế có tổng diện tích bến cảng khoảng 571 ha và diện tích mặt nước khoảng 477,63 ha với công suất khoảng 16,9 triệu TEU. 

Theo đề án được UBND TP.HCM trình Thủ tướng Chính phủ, "siêu cảng" Cần Giờ sẽ là cảng xanh đầu tiên cả nước, khi đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế sẽ đóng góp cho ngân sách từ 34.000 - 40.000 tỉ đồng/năm, đồng thời tạo ra 6.000 - 8.000 việc làm cho nhân viên, lao động làm việc tại cảng và hàng chục nghìn lao động khác làm dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics, khu phi thuế quan

Cùng thời điểm TP.HCM trình Chính phủ dự án "siêu" cảng Cần Giờ, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành, trình phê duyệt các quy hoạch cụ thể hóa để kêu gọi đầu tư cảng biển Trần Đề. Dự án có tổng diện tích khoảng 5.400 ha, tổng mức đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 dự kiến 51.320 tỉ đồng và giai đoạn tổng thể đến năm 2050 là 145.283 tỉ đồng. 

Cảng có thể tiếp nhận các tàu container trên 100.000 tấn, dự báo có thể đón tổng lượng hàng hóa lên đến khoảng 30,7 - 41 triệu tấn mỗi năm, giúp kéo giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho hàng hóa nông sản ĐBSCL xuất khẩu. Lãnh đạo Sở GTVT Sóc Trăng thông tin hiện đã có nhiều nhà đầu tư từ Pháp, Hà Lan… tới khu vực cửa biển Trần Đề để mục sở thị và khẳng định sẵn sàng đầu tư khoản vốn lớn.

Ở miền Trung, Tập đoàn Adani (Ấn Độ) mới đây tiết lộ dự kiến chọn khu vực cảng biển tại Liên Chiểu (Đà Nẵng) là điểm dừng chân đầu tiên trong kế hoạch đầu tư khoảng 2 tỉ USD cho việc hợp tác đầu tư tại các cảng biển, cảng thủy nội địa của VN. Tại phía bắc, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại Khu bến cảng Lạch Huyện) cũng quyết tâm "lột xác" để đón tàu lớn nhờ khoản đầu tư thêm gần 7.000 tỉ đồng xây dựng các bến container số 3 và số 4; mua sắm xe, khung cẩu, đầu tư xây dựng bãi giáp Nhà đội cơ giới, cần trục Cảng Tân Vũ… 

Nguồn: https://thanhnien.vn/cuoc-do-bo-cua-cac-sieu-cang-ti-usd-185230918015326085.htm

Cuộc đổ bộ của các siêu cảng tỉ USD

  • 24 Thg9

"Nóng" cuộc đua cảng trung chuyển quốc tế

Sau chuyến công du thành công của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến VN, Nhà Trắng đã phát đi thông cáo công bố sự kiện thỏa thuận hợp tác giữa công ty điều hành cảng SSA Marine (Mỹ) với Gemadept (VN) về phát triển các cảng biển chiến lược tại khu vực miền Nam VN, bao gồm trung tâm logistics Cái Mép Hạ trị giá 6,7 tỉ USD. 

Cả hai đều thể hiện mục tiêu chung muốn đưa cảng Cái Mép Hạ (còn gọi là cảng Cái Mép - Thị Vải) trở thành trung tâm logistics lớn nhất cả nước. Siêu cảng đảm nhận khối lượng hàng container lớn nhất cả nước được xây dựng ngay cửa sông Cái Mép và sông Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Dự án ban đầu được quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 với diện tích khoảng 1.800 ha, gồm hai phân khu chính là Trung tâm logistics và Bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu. 

Cùng lúc đó, TP.HCM cũng đang quyết liệt muốn "giành" vị trí siêu cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của cả nước thông qua việc đẩy nhanh dự án "siêu cảng" Cần Giờ với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỉ USD. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây dựng tại Cù lao Phú Lợi ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải (H.Cần Giờ), gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, và cũng gần sát cảng Cái Mép Hạ. 

Vị trí cảng được đánh giá là tốt nhất VN hiện nay, có độ sâu khoảng 14 m, đảm bảo tiếp nhận thành công tàu trọng tải đến 232.494 tấn (sức chở 24.188 TEU) giảm tải. Cảng được thiết kế có tổng diện tích bến cảng khoảng 571 ha và diện tích mặt nước khoảng 477,63 ha với công suất khoảng 16,9 triệu TEU. 

Theo đề án được UBND TP.HCM trình Thủ tướng Chính phủ, "siêu cảng" Cần Giờ sẽ là cảng xanh đầu tiên cả nước, khi đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế sẽ đóng góp cho ngân sách từ 34.000 - 40.000 tỉ đồng/năm, đồng thời tạo ra 6.000 - 8.000 việc làm cho nhân viên, lao động làm việc tại cảng và hàng chục nghìn lao động khác làm dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics, khu phi thuế quan

Cùng thời điểm TP.HCM trình Chính phủ dự án "siêu" cảng Cần Giờ, tỉnh Sóc Trăng đang tích cực phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành, trình phê duyệt các quy hoạch cụ thể hóa để kêu gọi đầu tư cảng biển Trần Đề. Dự án có tổng diện tích khoảng 5.400 ha, tổng mức đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 dự kiến 51.320 tỉ đồng và giai đoạn tổng thể đến năm 2050 là 145.283 tỉ đồng. 

Cảng có thể tiếp nhận các tàu container trên 100.000 tấn, dự báo có thể đón tổng lượng hàng hóa lên đến khoảng 30,7 - 41 triệu tấn mỗi năm, giúp kéo giảm đáng kể chi phí vận chuyển cho hàng hóa nông sản ĐBSCL xuất khẩu. Lãnh đạo Sở GTVT Sóc Trăng thông tin hiện đã có nhiều nhà đầu tư từ Pháp, Hà Lan… tới khu vực cửa biển Trần Đề để mục sở thị và khẳng định sẵn sàng đầu tư khoản vốn lớn.

Ở miền Trung, Tập đoàn Adani (Ấn Độ) mới đây tiết lộ dự kiến chọn khu vực cảng biển tại Liên Chiểu (Đà Nẵng) là điểm dừng chân đầu tiên trong kế hoạch đầu tư khoảng 2 tỉ USD cho việc hợp tác đầu tư tại các cảng biển, cảng thủy nội địa của VN. Tại phía bắc, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại Khu bến cảng Lạch Huyện) cũng quyết tâm "lột xác" để đón tàu lớn nhờ khoản đầu tư thêm gần 7.000 tỉ đồng xây dựng các bến container số 3 và số 4; mua sắm xe, khung cẩu, đầu tư xây dựng bãi giáp Nhà đội cơ giới, cần trục Cảng Tân Vũ… 

Nguồn: https://thanhnien.vn/cuoc-do-bo-cua-cac-sieu-cang-ti-usd-185230918015326085.htm

Xem thêm tin tức

C%C3%A1c%20gi%E1%BA%A5y%20t%E1%BB%9D%20c%E1%BA%A7n%20thi%E1%BA%BFt%20khi%20v%E1%BA%ADn%20chuy%E1%BB%83n%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a
Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa
Nếu bạn chưa biết hoặc chỉ mới lần đầu vận chuyển hàng hóa quốc tế hoặc vận chuyển hàng hóa nội địa thì bạn nên đọc kĩ bài này nhé. Có thể nó sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi vận tải hàng hóa Bắc Nam hoặc đi xa.